Dọn nhà sạch đẹp, hợp phong thủy đón Tết

Không có nhận xét nào

Năm hết tết đến, nhà nhà lại quây quần, cùng nhau dọn dẹp nhà cửa, trang trí từ trong ra ngoài để đón Xuân về. Hãy tham khảo một vì gợi ý dưới đây để ngôi nhà của bạn vào năm mới vừa đẹp lại vừa hợp phong thủy

1. Dọn dẹp nhà cửa:
Nên quét dọn từ trên xuống dưới và từ trong ra ngoài. Lau sạch bụi bám trên các đồ vật bằng gỗ, kim loại để kích hoạt tính tự nhiên của ngũ hành trong đồ vật. Những đồ đạc cũ kĩ, hư hỏng thì nên thay mới. Đặc biệt, trước ngày 25 tháng Chạp, bạn hãy mang giày dép cũ bỏ tại ngã 3 đường gần nhà, sau đó đi đường khác để về nhà. Việc này sẽ có tác dụng hóa giải những xui xẻo, vận hạn trong năm cũ.

2. Trang trí phòng khách:
Phòng khách không chỉ là nơi cả gia đình thường xuyên tụ họp, mà còn là nơi tiếp đón khách đến chơi nhà. Theo phong thủy, đây cũng là nơi tập trung rất nhiều vượng khí. Thông thường, vị trí vượng tài nhất trong phòng khách nằm ở góc chéo từ cửa chính bước vào. Bạn không nên treo gương ở đây, vì gương có tác dụng phản xạ, dễ gây cản trở tài vận. Hãy bày một lọ hoa tươi hoặc một chậu cây xanh (hoa đồng tiền, hoa lan, cây quất…). Việc này vừa góp phần tô điểm thêm cho những ngày Tết, vừa có tác dụng kích hoạt vận may tài lộc.

3. Bày biện ban thờ:
Bàn thờ là khu vực thiêng liêng nhất trong nhà. Khi dọn dẹp, lau chùi, cần chú ý dùng khăn ướt, lau sạch bụi bặm cho các tượng thần tài, thổ địa hoặc ảnh trên bàn thờ. Tuy nhiên, cần hạn chế di chuyển tượng, ảnh và không dùng giẻ lau. Đối với những gia đình thắp nhang nhiều, khi cúng vào ngày 30 tháng Chạp nên đốt hết phần chân nhang của năm cũ, không được vứt vào sọt rác.

4. Bài trí phòng bếp:
Bếp được các chuyên gia phong thủy xem như là yếu tố quyết định sự thịnh vượng của cả gia đình. Trước mỗi dịp Tết, bếp luôn cần được dọn dẹp và sắp xếp sạch sẽ để đón một năm mới an lành.
Những đồ vật trong bếp cần có màu sắc nhạt để trung hòa sức nóng từ yếu tố “Hỏa”. Tủ lạnh không nên đặt ở bức tường đối diện với cửa phòng bếp, vị trí tốt nhất là ở bên trái hoặc bên phải cánh cửa.

Chúc bạn và gia đình có một năm mới An khang - Thịnh vượng.

Biên tập bởi ASUZAC ACM.

Không có nhận xét nào :

Đăng nhận xét

Những điều cần biết về phong thủy khi xây nhà

Không có nhận xét nào
Theo phong thủy, địa khí là yếu tố quan trọng hàng đầu, vì địa khí sẽ quyết định được mảnh đất đó có tốt cho việc phát triển công danh tài lộc, sức khỏe hay không. 

1. Phong thủy cho ngôi nhà đẹp
Phong thủy coi trọng địa khí lên hàng đầu, vì địa khí sẽ quyết định được mảnh đất đó có tốt cho việc phát triển công danh tài lộc, sức khỏe hay không. Nếu mảnh đất đó mà có "xạ khí" tức là tử khí thì cần phải hóa giải khí đất trước khi xây dựng. Nếu gia chủ không kiểm tra địa khí và thiết kế phong thủy trước khi xây dựng thì khi làm nhà trên đó sẽ rất nguy hiểm và khó hóa giải.
Thiết kế phong thủy trước khi xây dựng là để việc phân phòng, phân cổng, cửa, hướng nhà, hướng bếp, hướng ban thờ, phòng ngủ, đường nước vào và ra đúng với nguyên lý và kỹ thuật phong thủy, nhằm đảm bảo ngôi nhà xây xong thì mọi người sống trên đó được khỏe mạnh, tinh thần luôn ở trạng thái tốt.
Ngôi nhà hợp phong thủy sẽ giúp gia chủ làm ăn phát đạt.
Thiết kế phong thủy trước cũng là việc lựa chọn được các số đo đẹp thiết kế cổng, cửa chính, cửa phụ, cửa sổ, ban thờ sao cho lấy được các số đẹp mang lại may mắn. Ngoài ra, bạn sẽ không phải phá gian nhà này để làm phòng bếp hay thay đổi thiết kế lại ngôi nhà trong quá trình sử dụng. Việc chuẩn bị trước còn tạo cho bạn tư tưởng yên tâm và thỏa mãi để công việc cũng như cuộc sống được tươi mới hơn.

Ngôi nhà đẹp trước tiên phải được tọa lạc trên miếng đất bằng phẳng nằm ở địa thế cao, tránh xậy nhà trên miếng đất nghiêng như thế sẽ khiến những người sống trong căn hộ đó cảm giác lo lắng. Nhà ở nơi đất thấp ngoài việc bị lụt lội mùa mưa, còn bị ẩm mốc mùa hè.
Xét từ góc độ khoa học, ngôi nhà được xây trên thế đất bằng phẳng sẽ có khả năng chịu lực tốt và công trình sẽ có tuổi thọ lâu hơn. Nhưng nếu phải xây nhà trên mảnh đất dốc thì lựa chọn cần chú ý quan sát môi trường xung quanh.
Ngôi nhà đẹp hợp phong thủy không chỉ hài hoà từ hướng nhà, hướng cửa mà còn tử tổng thể phối cảnh xung quanh ngôi nhà.

Khi xây nhà nên có một chút đất trống ở hướng Nam, điều này sẽ rất tốt đối với gia chủ. Dù cho mảnh đất đó để không hoặc sử dụng làm vườn hoa đều đem lại những điều tốt cho mọi nhà. Nếu mặt phía Nam của ngôi nhà đối diện với một vườn hoa thì càng tốt. Nó sẽ tạo ra một không gian thư thái, thoáng mát để nghỉ ngơi cho nhà bạn và đặc biệt cát lợi về mặt phong thủy .
Mái che mưa (thường ở sân trước nhà) nên làm thành hình vòng cung, tránh làm thành mũi nhọn nếu không sẽ làm bất lợi cho chủ nhà, đặc biệt về sức khỏe.

Khi làm nhà, bạn nên cân đối tỉ lệ giữa diện tích nhà và cửa chính, cổng chính. Không nên thiết kế cống chính và cửa chính quá lớn so với diện tích căn nhà. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ ngôi nhà mà còn khiến nhà bị hao tài, tán của...
Khi làm nhà, nếu thiết kế không hợp phong thủy sẽ làm gia chủ hao tiền, tốn của.
Hiện nay có nhiều trường phái phong thuỷ như : hướng nhà, luồng khí lưu thông, thuộc tính hay hình dạng mảnh đất nơi xây cất nhà ở ..., mỗi trường phái giúp ta có được những thiết kế, lưu ý đúng đắn trong từng trường hợp xây sửa nhà cửa, văn phòng, công ty ... bằng cách kết hợp hài hòa ưu điểm của các trường phái.

2. Những vị trí xây nhà theo phong thủy nên tránh

Không nên xây nhà ở giữa hoặc gần đường cái
Theo thuyết phong thủy, không nên xây nhà ở cuối đường vì ở địa phận này, khả năng xảy ra trộm cắp là khá lớn. Xây nhà ở cuối ngõ cũng không nên vì địa điểm này không thuận tiện, khi xảy ra sự cố không có lối thoát, rất phiền phức và nguy hiểm.
Theo cổ nhân, xây nhà ở ngã tư đường sẽ gặp họa sát thương. Hiện nay, nhiều người vẫn tin vào quan niệm này vì nhà ở vị trí này không an toàn, dễ gặp tai nạn giao thông, ảnh hưởng đến sự an toàn của những người trong nhà.

Chọn vị trí xây nhà hợp lí là điều dược rất nhiều người chú ý trước khi động thổ.
Kiêng xây nhà trên mảnh đất hình tam giác
Theo phong thủy, không nên xây nhà trên mảnh đất hình tam giác (nơi hai con đường gặp nhau) vì vị trí này dễ khiến người trong nhà không yên ổn, xảy ra nhiều tranh chấp và dễ gây hỏa hoạn. Hơn nữa, xây nhà trên mảnh đất hình tam giác không kinh tế vì lãng phí nhiều đất và gây khó khăn trong việc thiết kế các phòng.
Kiêng xây nhà ở chân núi và đầu hẻm núi
Không nên chọn vị trí dưới núi đá, nơi chân núi nối liền với mặt đất, hay giữa hai đầu hẻm núi làm địa điểm xây nhà vì nguy cơ núi lở hoặc nước lũ là rất lớn. Những nơi này phong cảnh khá đẹp, nhưng do hai ngọn núi hình thành hẻm núi hình dẻ quạt, qua nhiều năm mưa gió, đáy sông lắng đọng nhiều cát, khu vực nền móng yếu và tiềm ẩn nguy cơ sạt lở, ngập lụt cao.
Kiêng trồng cây to trước cửa nhà
Cổ nhân nói trước cửa có cây to hay cột điện là điềm dữ vì cây cổ thụ gây khó khăn trong việc đi lại, chắn khí dương vào nhà, để âm khí tích tụ khó thoát ra. Ngoài ra, đây cũng là cơ hội để kẻ xấu lợi dụng sự che chắn của cành lá, dễ quan sá và trèo vào nhà, gây phiền toái cho gia đình.
Không nên xây nhà quá cao
Nhà quá cao bốn bề không được che chắn, thiếu kín đáo, tạo tâm lý bất ổn cho người trong nhà đồng thời tạo sự cách biệt với xung quanh. Kiểu nhà này cũng không có điều kiện được che nắng, dương thịnh âm yếu, âm dương không điều hòa cũng ảnh hưởng đến sức khỏe những người trong gia đình.
Tường bao quanh nhà không xây quá cao
Tường bao quanh nhà xây quá cao không những làm hỏng bố cục nhà mà còn khiến cho người trong nhà có cảm giác như bị nhốt, sẽ dẫn đến nghèo túng. Việc xây tường cao để chống trộm cắp nhưng nếu xây cao quá sẽ che tầm nhìn từ bên trong nhà và tạo cơ hội cho kẻ trộm “làm ăn”.
Về thẩm mỹ, tường xây quá cao còn che mất cửa sổ, mái nhà và nóc nhà, tạo cảm giác bức bách, khó khăn trong việc lấy ánh sáng và thông gió. Vì vậy, khi xây nhà, không nên để tường bao quanh nhà cao quá 1,5m và cách nhà khoảng 50cm trở lên.
Không xây nhà gần đền chùa
Nên kiêng xây nhà ở những khu vực đền chùa vì linh khí sẽ bị chùa hút hết, không có lợi cho con người. Trong thực tế, gần đền chùa có nhiều người đến cúng bái, thắp hương, bầu không khí bị ô nhiễm, không có lợi cho sức khỏe. Chính vì thế, khi chọn vị trí xây nhà ở, nên tránh xa khu vực đền chùa, miếu…

Biên tập bởi ASUZAC ACM.

Không có nhận xét nào :

Đăng nhận xét

Dọn nhà đón tết theo phong thủy

Không có nhận xét nào
Truyền thống người Việt ta xưa nay đến dịp cuối năm cũ đầu năm mới nhà nhà đều nô nức đón tết, nhiều thì trang hoàng rực rỡ, ít thì cũng dọn dẹp tươm tất, bày biện tươi tắn. 

Nhiều gia đình còn vội vàng chuyển nhà mới trước khi đến tết. Làm đẹp cho nhà cửa cuối năm khá đa dạng và do đó cũng cần có một vài lưu ý để tránh làm sai lệch về không gian cũng như phong thủy, giảm tốn kém và gây mệt mỏi.

Lưu ý các khoảng trống và trung cung
Đa số mọi người hay chưng đồ trong tủ, đặt đồ đạc bám dọc tường nhà, đặt thành cặp, bố trí đối xứng trên các bức tường phòng khách mà quên phần trung cung, thường là những khu vực đi lại, khoảng trống giữa các phòng, giếng trời hay trục cầu thang. Chính những vùng không sinh hoạt thường xuyên này lại là điểm thu hút sinh khí và dẫn dắt tầm nhìn cho nội thất tươi mới.

Do đó, nên dọn sạch gầm cầu thang, tăng cường chiếu sáng và có thể đặt thêm vật dụng trang trí như tượng đá, chậu hoa nhỏ cho các khu vực này. Đối với căn hộ chung cư, Trung Cung thường là phần giao điểm qua lại các phòng, tạo điểm nhấn như dùng thảm hoặc tranh ảnh, bình gốm (thuộc thổ, có tính trung hòa) chậu cây cảnh bề thế… cũng là biện pháp tốt tạo nên một Trung Cung sáng sủa và sinh động vào năm mới. 

Lưu ý các vùng chuyển tiếp trong ngoài
Bậu cửa sổ, bậc thềm, sảnh vào cửa chính… vốn là nơi nạp khí và thoát khí thường ngày, khi chưng đồ mới nên tạo sắc thái mới bằng các thủ pháp trang trí hoặc tiểu cảnh.
dọn nhà đón tết, phong thủy, Tết Việt, nhà đẹp
Các vật dụng ưu tiên cho khu vực chuyển tiếp thường là chậu cây bon sai hoặc cây kiểng đẹp chịu bóng râm, tỳ hưu bằng đá hay đồng, tranh ảnh câu đối, hình dán linh vật của năm, treo đèn lồng.
Cần lưu ý yếu tố chiếu sáng và âm thanh tương ứng cho vật trưng bày, bằng cách dùng thêm đèn pha, đặt thác nước, lu nước phong thủy chảy róc rách, treo phong linh, ống sáo trúc để tăng sinh động và kích thích luân chuyển sinh khí trong nhà.

Cẩn trọng với bàn thờ
Đối với khu vực thờ tự, hãy dùng khăn giấy ướt lau sạch bụi bặm cho các tượng (thần tài, thổ địa) hoặc ảnh trên bàn thờ. Tuy nhiên, nên hạn chế di chuyển tượng, ảnh và không dùng giẻ lau. Tiếp theo, hãy kê gọn bàn thờ cho hợp lý theo nguyên tắc: Bát nhang lúc nào cũng đặt xa tượng/ảnh nhất, nghĩa là gần với người thắp nhang nhất, khoảng ở giữa dùng để bày nước, trà, rượu, bình hoa hoặc là mâm trái cây khi cúng. Đối với những nhà thắp nhang nhiều, khi cúng vào ngày 30 tháng Chạp nên đốt hết phần chân nhang của năm cũ, lưu ý là không được vứt vào sọt rác.
dọn nhà đón tết, phong thủy, Tết Việt, nhà đẹp 
Theo phong thủy, quan điểm kỵ di chuyển bát nhang trên bàn thờ là không đúng. Thật ra, việc đánh bóng lư đồng, bát nhang vào dịp lễ, Tết vừa thể hiện sự trang trọng vừa giúp “tống cựu nghinh tân”. 

Lưu ý các vị trí ăn uống, đãi khách
Đây cũng là nơi cần chỉnh trang vào dịp tết bởi khu vực này sẽ thường xuyên tập trung người trong dịp năm mới. Cần có chỗ ngồi ổn định của gia chủ để dễ dàng quán xuyến trong ngoài. Bổ sung các vật dụng vừa trang trí vừa sử dụng hiệu quả như hộp khăn giấy, giá để rượu, khay trà…
dọn nhà đón tết, phong thủy, Tết Việt, nhà đẹp
Tránh xếp đặt tùy tiện theo kiểu gặp đâu ngồi đấy, khi nhà có nhiều khách sẽ vướng víu và bất tiện. Cũng cần dự trù khoảng trống cho trẻ em vui đùa, do vậy có thể cất bớt đi một vài đồ đạc có góc cạnh sắc nhọn để giải phóng không gian và tránh nguy hiểm cho trẻ em vào dịp Tết.

Không có nhận xét nào :

Đăng nhận xét

Cổng đẹp và xanh mát cho biệt thự

Không có nhận xét nào
Ở những ngôi nhà vườn, biệt thự có ưu thế về diện tích, gia chủ thường dành ra khá nhiều khoảng không gian trước nhà để thiết kế cổng và lối vào ấn tượng, tăng vẻ đẹp nhẹ nhàng, bình yên cho không gian sống.
 
Có thể bạn chưa từng để ý, nhưng thiết kế cổng là yếu tố hết sức quan trọng cần được lưu tâm. Thêm vào đó, theo quan niệm phong thuỷ, nhà ở có hướng cổng tốt sẽ đón được khí tốt vào nhà, vì vậy gia chủ nên tìm được phương( hướng) có cổng tốt để luôn nhận được phúc và tránh được những điều không may.

Cổng biệt thự theo phong cách "hướng về thiên nhiên" thường được thiết kế thoáng đãng, nhẹ nhàng và trang trí vởi nhiều cây xanh. Hai bên có trụ chắc chắn hoặc cách điệu. Vật liệu là phổ biến thường thấy hiện nay là nhôm đúc. Tuỳ theo sở thích thẩm mỹ cung như thiết kế của cổng, tường rào hỗ trợ cổng thường là các bức tường xanh hoặc rào thưa, tạo các góc nhìn thấp thoáng không trực diện.

Dưới đây là một số mẫu cổng nhà vườn xanh, đẹp mắt, tạo vẻ thanh bình cho không gian sống

 
Cổng nhỏ được trang trí nhiều hoạ tiết màu sắc nổi bật, cùng với những cây bụi nhỏ sát chân tường cho cảm giác nhẹ nhàng.

 
Một dải kiến trúc liền nhau : cổng chính, cổng phụ, hàng rào được tô điểm màu xanh tuyệt mỹ của thảm cỏ và các cây xanh trước nhà.

Cổng nhôm đúc nan thưa được trang trí thêm bằng các cây cảnh thân bụi nhỏ nhắn và xanh mướt.

Biên tập bởi ASUZAC ACM.

Các sản phẩm được dùng trong ảnh minh hoạ :
+ Cổng chính và công phụ Swing.
+ Cổng Gosanjo.
+ Cổng Stresia.


Không có nhận xét nào :

Đăng nhận xét

Thiết kế cầu thang cần lưu ý gì về phong thuỷ ?

Không có nhận xét nào
Cầu thang là đầu mối giao thông theo chiều cao và bước đệm nối các phòng trong nhà, dẫn khí từ tầng này lên tầng kia. Vì vậy, ngoài đảm bảo cầu thang thoáng đãng, đủ sáng cho ngôi nhà, cũng nên lưu ý phong thủy khi thiết kế. 

Cầu thang là không gian giao thông theo chiều đứng để tới được các tầng, các buồng trong nhà. Trong khoa học phong thủy, cầu thang được ví như xương sống của ngôi nhà và là nơi khí vận động mạnh, liên tục để đưa dòng khí lan tỏa đi các tầng trong nhà.


Không nên đặt cầu thang giữa nhà. Hiện nay, nhiều nhà có cầu thang bố trí hình xoắn ốc chạy từ trên xuống dưới ngay trung tâm nhà. Về mặt phong thủy, đây là kiểu kiến trúc không tốt, khiến gia chủ dễ mắc các bệnh tim mạch hoặc gặp những trắc trở trong công việc. Theo quan niệm của người xưa, cầu thang sẽ tốt nếu được uốn lượn hình long bàng (rồng cuộn).

Cầu thang chạy thẳng ra cửa chính dẫn khí tốt, nhưng tiền của sẽ ''chảy'' mất. Bạn có thể khắc phục bằng cách uốn cong mấy bậc đầu, vừa cách điệu vừa hợp phong thuỷ.
Cầu thang uốn hình cánh cung giúp khí lưu chuyển dễ dàng, nhưng nếu xoáy trôn ốc (hình tròn) thì không tốt, giống như mở nút chai nguy hiểm. Bậc thang chỉ có tâm nằm ngang, không có tâm đứng, hở bậc, thiết kế như vậy là vượng khí thoát ra ngoài giống lỗ hổng trong nhà không tốt. Nên lỡ chạm phải điều cấm kỵ thì khắc phục bằng tấm gương, khánh nhạc, chậu cây hoặc đèn sáng, tuỳ trường hợp cụ thể.


Còn theo quan niệm phong thủy truyền thống, người Hoa thường để ý đến cầu thang ở các nhà cao tầng. Đầu cầu thang hướng vào chỗ tốt thì gia chủ gặp thuận lợi, nhưng nếu đầu cầu thang đổ tuột ra ngay đường, ra cửa chính của căn nhà là một đại kỵ.
Lý thuyết phong thủy thường dựa vào hình tượng, biểu tượng, trong trường hợp đầu cầu thang hướng thẳng ra cửa chính, khi mở cửa sẽ như cái miệng đang há ra. Gia chủ sống trong căn nhà đó thường bị hao tán, thất thoát tiền bạc. Ngoài ra, người sống trong căn nhà đó hay có tư tưởng, hướng sống ở ngoài hơn là ở trong nhà.
Gặp trường hợp này, tùy vào cách bố trí của ngôi nhà, có thể hóa giải bằng cách dùng gương soi phản chiếu hay dùng chậu cây, ống sáo, bình phong … để hoãn khí cho kiểu cầu thanh này.


Cầu thang là nơi khí lực tụ lại và vận động. Vì vậy tránh đè lên trên cửa giường ngủ, hay bên dưới là bếp. Điều đại kỵ là để cầu thang ở giữa nhà vì như vậy sẽ gây nhiều tai họa cho chủ nhà. Người ta thường đặt cầu thang ở góc riêng.
Khu vực cầu thang phải có đủ ánh sáng, điều này sẽ thu hút nhiều sinh khí dẫn lên các tầng. Nếu cầu thang hẹp, bạn hãy treo một tấm gương lớn để có tác dụng mở rộng cầu thang về mặt hình ảnh trong phong thủy.
Bậc cầu thang phải hoàn toàn kín, liền nhau, không có lỗ hổng giữa các bậc. Điều này bảo đảm rằng tài chính gia đình sẽ không bị thất thoát. Vì vậy, nếu cầu thang trong nhà có lỗ hổng ở giữa các bậc, hãy dùng ván gỗ bít kín chúng lại.

Không gian dưới gầm cầu thang phải trống, hoặc có thể bố trí hòn non bộ cùng hồ cá nhỏ dựa vào chân cầu thang. Đây là cách tạo sự dũng mãnh cho cầu thang.
Ngoài ra, khi nói đến cầu thang, ta thường quan tâm đến số bậc của cầu thang. Có hai cách tính số bậc cầu thang: tính theo số bậc tới mặt sàn mỗi tầng và tính theo tổng số bậc cầu thang của ngôi nhà. Tổng số các bậc thang phải điều hoà cho phù hợp chiều cao nhà.
Gần đây, có thói quen lấy 4 từ: sinh, lão, bệnh, tử làm chuẩn sao cho tổng số bậc mỗi tầng chia hết cho 4, số dư ứng với mỗi từ: 1 là sinh, 2 lão, 3 bệnh. Do đó, số bậc chia chẵn cho 4 còn dư 2 là bậc cuối cùng, rơi đúng vào sàn nhà tầng trên, ứng với từ lão là hay nhất.

Biên tập bởi ASUZAC ACM.

Không có nhận xét nào :

Đăng nhận xét

Cổng cho biệt thự

Không có nhận xét nào
Là không gian chuyển tiếp, tạo khoảng đệm giữa bên ngoài và sân vườn nhà, cổng cũng là yếu tố quyết định, làm tăng vẻ đẹp và sự thống nhất cho toàn bộ ngôi nhà. 

Trong tổng thể công trình, cổng đóng vai trò kết nối chặt chẽ về mặt thị giác. Sự đa dạng trong nguyên liệu ngày nay cho phép bạn tuỳ thích thiết kế cổng cho ngôi nhà của mình. Tuy thế, xu hướng chung hiện nay là sử dụng cổng kim loại. Đây là chất liệu phổ biến và kiểu dáng khá đa dạng với các chi tiết cầu kỳ, tinh xảo có thể dễ dàng được tạo thành.

Lựa chọn chất liệu


Do tính đa dạng về kiểu dáng và thiết kế, cổng nhôm đúc hợp kim hiện nay là nguyên liệu được sử dụng khá phổ biến trong các công trình. Tính tuỳ biến cao cho phép bạn có thể xây dựng cho mình một ngôi nhà đậm chất châu Âu, hoặc cũng có thể theo phong cách hiện đại, tạo nên một không gian nhỏ xinh cho gia đình.
Một ưu điểm khác nữa, đó là tính chống chịu tốt với môi trường bất lợi bên ngoài, giúp cho cổng nhà đẹp và bền như ý muốn.

Thiết kế

Xu hướng thiết kế cổng biệt thự qua từng năm cũng có những thay đổi nhất định, thể hiện sở thích chung của người tiêu dùng. Tuỳ theo nhu cầu cũng như khả năng mà bạn chọn thiết kế cổng biệt thự sao cho phù hợp nhất với ngôi nhà của mình, cả về kiểu dáng lẫn kích thước.

Sang năm mới 2014, xu hướng thiết kế biệt thự kiểu châu Âu có lẽ sẽ còn rất thịnh hành, các mẫu cửa đồ sộ với hoa văn nổi bật có lẽ sẽ thành trao lưu trong thời gian tới.

Trang trí



Để tạo không gian tươi mới, mát mẻ hơn cho khu nhà, bạn có thể trồng thêm cây xanh quanh khuôn viên nhà mình. Điều này mang lại cảm giác tràn đầy sinh khi cho ngôi nhà. 
Cổng cũng có thể được trang trí kết hợp với đá ốp, với màu sơn tươi mới nhẹ nhà cho các ngôi nhà theo kiểu hiện đại. Nếu là nhà thiết kế phong cách giả cổ, thì tông màu trắng hoàn toàn hoặc tối ... sẽ mang đến sự cổ kính và sang trọng cho ngôi nhà của bạn.
 
Biên tập bởi ASUZAC ACM.

Không có nhận xét nào :

Đăng nhận xét

Bài trí ban công - Những điều nên làm

Không có nhận xét nào

Một ban công đẹp không chỉ mang lại ấn tượng đẹp về mặt thẩm mỹ mà còn hài hòa về mặt phong thủy.
Ban công là một phần không thể thiếu của ngôi nhà, đặc biệt đối với những ngôi nhà có không gian hẹp như nhà mặt phố chung cư. Ban công cũng là nơi mà các thành viên trong gia đình cùng nhau nghỉ ngơi, uống trà, tận hưởng sự thư giãn, hóng mát... giúp cân bằng cuộc sống bộn bề thường nhật. Vì thế khi thiết kế nhà, bạn nên lưu ý đến khoảng không gian mở rộng quan trọng này để khiến ban công đẹp và hài hoà phong thuỷ hơn.

Ban công nhôm đúc được bài trí với cây xanh.

Hướng thoát nước
Điều đầu tiên nên chú ý đến khi thiết kế ban công đó là đường thoát nước, tránh để nước tràn vào nhà mỗi khi mưa gió. Để nước thoát được thì ban công nên có độ dốc nhất định, đồng thời có các đường ống, rảnh để dẫn nước ra bên ngoài. Nếu ban công liền với một căn phòng bất kỳ trong nhà, bạn nên có phương án bài trí hài hòa, liền mạch giữa hai không gian. Điều này sẽ giúp gia đình yên ấm, hạnh phúc hơn.


Trồng hoa, chậu cây nhỏ ở ban công
Mang đến màu xanh của cây cỏ cho không gian sống của mình luôn là một ý tưởng tuyệt vời. Được hít thở bầu không khí trong lành ngay tại ngôi nhà của mình, trồng cây xanh cũng đồng thời giúp cân bằng yếu tố âm dương cho ngôi nhà của bạn. Ở ban công, bạn nên trồng những loại cây hoa, cây leo vừa giúp không gian thoáng mát và tăng vẻ đẹp cho ngôi nhà; hoặc tuỳ theo không gian lớn nhỏ hay sở thích mà chọn loại cây phú hợp. Việc trồng cây xanh, cây hoa ở ban công cũng có thể góp phần cải tạo tâm trạng con người được thoải mái và dễ chịu hơn.

Bên cạnh đó, ban công ngoài tác dụng để ngắm cảnh thì cũng được trưng dụng để phơi quần áo. Vì thế, nơi này cùng cần được dọn dẹp sạch sẽ, bố trí đồ đạc đơn giản để có một không gian thoáng gió, thoáng khí, có ánh sáng tốt.

Lát nền đẹp mắt
Ban công là nơi mọi người thường xuyên ra vào. Việc chọn gạch lát nền đẹp mắt có thể giúp bạn dễ dàng lau chùi, dọn dẹp và tạo vẻ đẹp thân thiện cho mọi người khi ngồi ở ban công. Khéo tay hơn, ban công còn được sắp xếp làm nơi uống trà, dùng điểm tâm của ngôi nhà. Do đó, cần thiết kế để tránh những luồng khí xấu khi đi vào nhà. Bên cạnh việc lát nền, bạn có thể xây thêm gờ xung quanh thềm ban công giúp dòng năng lượng lưu lại lâu hơn, tăng sự thịnh vượng cho gia đình.

Bố trí nguồn sáng thích hợp
Một trong những yếu tố tạo nên sự lung linh, lãng mạn cho ban công đó là sự góp mặt của ánh sáng. Nếu bạn yêu thích không gian này, bạn có thể lắp đặt ở các vị trí tạo tính nghệ thuật cho không gian như đèn treo tường, đèn hắt... Không gian ban công cũng như trong nhà sẽ luôn nhận được nhiều vận khí tốt khi ánh sáng ở đây luôn đủ.

Biên tập bởi ASUZAC ACM.

Không có nhận xét nào :

Đăng nhận xét

Bài trí ngoại thất theo phong thủy

Không có nhận xét nào
Phong thuỷ hiện diện hàng ngày trong đời sóng của chúng ta. Đối với xây dựng, đó là sự hài hoà giữa phong thuỷ nội thất và ngoại thất.

Cổng nhà
Cổng là nơi chúng ta ra vào, và cũng là nơi mà các luồng "khí" tốt vào nhà chúng ta. Cổng nhà đẹp và thiết kế hợp phong thuỷ, có bố cục hài hoà, hướng cổng, màu sắc phù hợp sẽ mang lại nhiều cát tường cho bạn và gia đình. Vậy thiết kế cổng nhà cần lưu ý những gì cho hợp với phong thủy? Trước tiên cổng nhà cần cần hài hoà về hình thể với ngôi nhà, nếu nhà to cổng nhà cũng nên làm to, nhà nhỏ thì cổng nhỏ. Cổng nhà cần thiết kế tránh gấp khúc hay nghiêng lệch, dáng cổng nặng nề vì điều này có thể làm chiêu dụ các khí xấu xâm nhập vào.
Cổng nhà đẹp và hợp phong thuỷ
Vị trí cổng mở không nên đối diện với cửa chính vì quan niệm "sinh khí đi theo đường vòng, sát khí đi theo đường thẳng", cổng không nên đối diện với cửa nhà khác hay đối diện với vật cản như cây hoặc cột điện... Không nên để dây leo quá rậm hay thép gai cuốn ở cổng vì điều này gây cản trở cho vượng khí vào nhà.

Ngoài ra trong Phong thuỷ thì hướng cổng nhà cũng như màu sơn cổng cũng rất quan trọng, điều này phụ thuộc vào bản mệnh của chủ nhà do đó cần tìm hiểu thêm để biết hướng và màu sắc phù hợp với bản mệnh.
Màu sắc cổng nên chọn cho phù hợp với bản mệnh gia chủ

Vườn
Nếu may mắn sở hữu một căn biệt thự nhà vườn thì điều này thật tuyệt vời, một khu vườn với phong thuỷ tốt sẽ mang đến nguồn năng lượng, vận khí tốt và tạo sự hài hòa giữa con người và tự nhiên. Để làm được điều này, chúng ta cần lưu ý những yếu tố sau:

Không nên trồng các loại cây dễ rụng lá, để cây héo, úa vàng trong vườn vì theo phong thủy, hình ảnh cây khô héo có thể tạo nên trường khí xấu.

Kích thước cây trồng phải phù hợp với diện tích vườn. Không gian vườn cần thoáng đãng do đó không nên để cây cối um tùm, che lấp sẽ khiến nhà không hấp thụ đủ năng lượng làm gia vận suy yếu.


 Cây cối vườn tược tươi tốt là biểu hiện cho sự hài hoà trong phong thuỷ.
Ban công
Ban công là một phần thiết của ngoại thất của ngôi nhà có tác dụng lấy ánh sáng, gió, giúp mở rộng không gian ngôi nhà ra ngoài trời hay đơn giản chỉ là một phần tạo hình của kiến trúc, tuy nhiên không phải ai cũng biết rằng ban công cũng góp một phần nhỏ mang lại vượng khí nếu được thiết kế hợp phong thuỷ.

Không nên thiết kế ban công với những hình răng cưa, góc nhọn. Không trồng quá nhiều cây cao thấp, rườm rà làm ban công bị che lấp gây cản trở khí tốt đi vào.
Hướng ban công nên chọn để đón nắng ấm
Ban công không nên đối diện thẳng hướng với đường đi vì tiếng ồn, luồng khí hỗn độn sẽ hướng vào nhà gây xáo trộn khí trong nhà, làm suy giảm sức khoẻ và mất đi vận khí tốt.

Ban công tránh đối xứng với cửa ra vào, cửa bếp vì trong phong thuỷ thì đây là điều tối kỵ “xuyên tâm", nếu không thay đổi được cấu trúc căn nhà thì bạn có thể dùng rèm che hoặc đặt tủ cá hay bình phong để hạn chế sự xuyên tâm này.

Bên cạnh đó, tránh đặt hướng của ban công đối diện với những góc nhọn chĩa thẳng vào nhà vì góc nhọn hướng vào gây bất lợi cho vận khí.

Biên tập bởi ASUZAC ACM

Không có nhận xét nào :

Đăng nhận xét